Viglacera phát triển Hệ sinh thái vật liệu xây dựng Xanh: Lợi ích cho ai?
Trong quan niệm bấy lâu, vật liệu xây dựng (VLXD) xanh quá khó hiểu, như một thời chúng ta từng nghĩ Mercedes hay xe máy cũng chỉ là phương tiện di chuyển. Thế nên thiết lập nên cả một Hệ sinh thái VLXD xanh & phổ cập hệ sinh thái ấy đến người tiêu dùng là điều gì đó tưởng như bất khả thi.
Thế nhưng điều cực kỳ khó khăn ấy đã được Viglacera âm thầm triển khai trong 15 năm qua, với đầy đủ chủng loại sản phẩm VLXD cơ bản như kính xây dựng, sứ vệ sinh, gạch - đá ốp lát, sen vòi…
Đáng nói là phía sau mỗi dòng sản phẩm ấy là kết tinh của những thế hệ công nghệ mới hàng đầu thế giới, những bài phối liệu vượt trội nhưng tạo ra khoảng cách đột phá tiến bộ về chất lượng sống và môi trường sống của mỗi người, mỗi nhà.
Mở đường công cuộc chuyển đổi xanh của Viglacera là việc đầu tư Nhà máy Bê tông khí chưng áp Viglacera (AAC) vào năm 2010 và tấm panel ALC có lõi thép gia cường vào năm 2018.
Cả bê tông khí chưng áp (AAC) và panel ALC là VLXD thế hệ mới, thuộc dòng vật liệu xây không nung, trọng lượng rất nhẹ và khả năng cách âm cách nhiệt khác biệt.
Là sản phẩm nhẹ, AAC và ALC giúp giảm tải trọng cho công trình, đặc biệt phù hợp với các công trình trên nền đất yếu hoặc có yêu cầu về chống động đất. Trọng lượng nhẹ là tiền đề cho các giải pháp thi công nhanh chóng, giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí dự án. Sản phẩm đã được Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn chống động đất của Đài Loan (Trung Quốc).
Riêng tấm ALC với kết cấu cốt thép lại có thêm điểm cộng khác như cường độ nén, khả năng chống va đập và chịu uốn lớn lớn, khả năng chịu tải cao, độ bền cao; kích thước linh hoạt giúp thi công dễ dàng, nhanh chóng… Ứng dụng sản phẩm cũng rất đa dạng như làm vật liệu xây tường, vách ngăn, sàn, trần,...
Gạch AAC và tấm panel ALC lõi thép không chỉ cách âm, cách nhiệt với yêu cầu cao, mà còn chống cháy ở nhiệt độ 1.180 độ C trong 240 phút, cách nhiệt trong 180 phút, đạt QCVN 06 về phòng cháy chữa cháy. Hai sản phẩm này đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe nhất của quốc tế như tiêu chuẩn EN 771 – 4 của Châu Âu, GTB 23451 – 2009 của Trung Quốc, tiêu chuẩn xanh của Hội đồng Công trình xanh Singapore (SGBC).
Với “tấm hộ chiếu xanh” này, bê tông khí chưng áp Viglacera đã rộng đường xuất khẩu sang Úc và nhiều thị trường quốc tế khác.
Đưa đá tự nhiên vào kiến trúc xây dựng, trang trí nhà cửa, làm vật dụng (bàn ghế, tủ, bếp) vốn là đam mê và thói quen nhiều đời không chỉ của riêng người Việt Nam. Tuy nhiên, việc sử dụng đá tự nhiên đặt ra nhiều thách thức. Việc khai thác, vận chuyển đá tự nhiên đòi hỏi phải tiến hành một cách cẩn thận để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Vì lẽ đó, Viglacera tham vọng sản xuất một loại vật liệu có thể thay thế đá tự nhiên.
Tháng 9/2023, Viglacera sản xuất thành công đá nung kết kích thước lớn mang thương hiệu Vasta Stone. Đúng 1 năm sau đó, Viglacera lại tiếp tục sản xuất thành công đá nung kết vân trong xương.
“Vân trong xương” là một công nghệ thoả mãn ước muốn về một sản phẩm có bề mặt quyến rũ và bí ẩn như những thực thể đá tại các vùng núi đá đẹp nhất thế giới, đẹp như đá tự nhiên nhưng lại bền hơn và dễ thi công, dễ ứng dụng trong công trình kiến trúc hơn hẳn so với đá tự nhiên.
Mỗi tấm đá nung kết Vasta Stone có kích thước lớn đáng kinh ngạc, lên đến 1600mm x 3.200mm, độ dày linh hoạt từ 6mm cho tới 20mm. Kích thước lớn, nhưng bề mặt có độ phẳng gần như tuyệt đối nhờ công nghệ cán cao cấp hàng đầu thế giới của SACMI (Italia), tao ra “lực hấp dẫn” khó tả khiến giới kiến trúc thừa nhận rằng, họ không hình dung một ngày sẽ được chứng kiến những sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, công năng đa dạng đến như vậy.
Đúng với tên gọi “vân trong xương”, sản phẩm đẹp và đồng nhất trang trí từ sâu tận cùng lớp xương phía trong cho tới bề mặt. Một sự mô phỏng hoàn hảo các vân và thớ đá vốn có trong tự nhiên. Thế nhưng lại không có các vết nứt âm như đá tự nhiên. Điều đó giúp khắc chế hoàn toàn việc thẩm thấu nước và chất bẩn, chặn đứng hiện tượng bám rêu mốc hay biến màu. Những điều đó tạo nên khả năng sáng tạo vô tận cho giới kiến trúc mà các sản phẩm đá nhân tạo thông thường hiện nay trên thị trường không thể so sánh được, qua đó góp phần hạn chế xu hướng khai thác và sử dụng tài nguyên đá.
Vasta Stone cũng không sử dụng hóa chất trong sản xuất hay xử lý bề mặt sản phẩm. Đây là một lợi thế lớn để Vasta Stone của Viglacera có thể xuất khẩu tới các thị trường khó tính, có yêu cầu tiêu chuẩn rất cao về chất lượng cũng như tiêu chí xanh trong sản xuất và tiêu dùng như Mỹ, Úc và châu Âu.
Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa mạnh, và các yêu cầu ngày càng khắt khe về kiến trúc đô thị hiện đại, nhu cầu sử dụng kính trong các dự án công trình ngày càng tăng. Tuy nhiên cùng với đó, những sai lầm trong sử dụng kính xây dựng cũng bắt đầu xuất hiện.
Bằng chứng cho thấy, một toà building hành chính công nổi tiếng tại miền Trung với kiến trúc rất đẹp, nhưng chỉ sau 1 năm đưa vào sử dụng đã phải di chuyển toàn bộ hoạt động ra nơi khác. Lý do: Sử dụng kính sai tiêu chuẩn khiến chi phí điều hoà lên đến con số khủng, bởi không ai chịu được sự bức bối do hấp thụ nhiệt mặt trời gây ra.
Đối diện “cơn khát” kính tiết kiệm năng lượng, từ năm 2016, Viglacera đã đầu tư Nhà máy Kính tiết kiệm năng lượng (TKNL) Viglacera, sử dụng công nghệ tiên tiến nhất thế giới của Tập đoàn Von Ardenne GmbH (CHLB Đức). Đây cũng là sản phẩm tạo ra thế đối trọng trong cạnh tranh với hàng nhập khẩu vốn dĩ “làm mưa làm gió” tại thị trường Việt Nam trước đó.
Viglacera sản xuất 2 loại kính tiết kiệm năng lượng là Solar Control và Low-E. Kính Solar Control có khả năng ngăn cản năng lượng từ ánh sáng mặt trời lên tới 79%; ngăn cản tia cực tím lên tới 99%..., giúp giảm chi phí điện cho hệ thống làm mát không khí trong phòng từ 51% đến 55%.
Trong khi đó, kính Low-E được phủ các lớp có chứa bạc với tính năng chống thất thoát nhiệt từ phía trong nhà ra môi trường bên ngoài, giúp giảm chi phí sưởi ấm không khí trong phòng đến 48%, giảm công suất điều hoà làm mát đến 50%. Với đặc điểm ưu việt này, kính TKNL Viglacera đáp ứng được đặc thù hai loại khí hậu nóng và lạnh, tương ứng nhu cầu tiêu dùng ở 2 miền Bắc – Nam của đất nước.
Đến nay, kính TKNL Viglacera được ứng dụng rộng rãi trong nhiều dự án lớn, phân khúc cao cấp, hướng đến chất lượng sống cao, đề cao tiêu chí công trình trình xanh theo chuẩn quốc tế
Năm 2023, Viglacera tiếp tục là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam sản xuất và đưa vào thị trường kính siêu trắng, một sản phẩm tạo ra những hiệu ứng như pha lê mà kính thông thường không thể nào so sánh được.
Kính siêu trắng Viglacera có độ thấu quang gần như tuyệt đối, lên đến 91,5%, trong khi kính thường chỉ đạt 86%. Sản phẩm ứng dụng hiệu quả trong kiến trúc xây dựng; thiết kế nội thất, ngoại thất các công trình cao cấp; ứng dụng trong ngành công nghiệp ô tô. Kính siêu trắng còn làm phôi sản xuất pin năng lượng mặt trời, trong tương lai sẽ giúp người tiêu dùng Việt Nam có thể dùng năng lượng sạch với chi phí hợp lý hơn. Sự ứng dụng của kính siêu trắng Viglacera gần như mở ra với các giới hạn cao nhất nhưng lại có giá bán "mềm" hơn, được cung ứng ổn định, có chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo.
Từ đầu những năm 2000, Viglacera là trở thành đơn vị đầu tiên tại Việt Nam cho ra đời dòng sản phẩm sứ vệ sinh với chức năng tự làm sạch, kháng khuẩn nhờ công nghệ phủ men Nano - nung một lần.
Với công nghệ này, bề mặt men của sản phẩm sứ vệ sinh thực sự… siêu bền, tăng hẳn độ sáng trắng, đồng thời có thêm tính năng siêu chống bám dính, ố bẩn, đọng mùi. Cơ chế xả cũng được nghiên cứu hoàn thiện ở mức tối ưu, giúp giảm lượng nước xả cũng như các loại hóa chất tẩy rửa độc hại, góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường sống của mỗi gia đình cũng như xã hội.
Năm 2023, Viglacera ra mắt bộ sản phẩm bàn cầu thông minh thế hệ 2 với men sứ kháng khuẩn 89%, cơ chế xả thông minh, không chạm, phù hợp xu hướng tiêu dùng mới. Sản phẩm có thiết kế giúp giảm lượng nước xả lên đến 20%, hạn chế sử dụng giấy, tránh lây lan vi khuẩn.
Thị trường sen vòi vốn dĩ vàng thau lẫn lộn. Nếu chọn sai sản phẩm, không chỉ tốn tiền oan mà còn đối diện nguy cơ về sức khoẻ do sản phẩm kết nối trực tiếp với nguồn nước mà mỗi gia đình sử dụng hàng ngày.
Một bộ sen vòi kém chất lượng là từ lõi đến bề mặt đều do không được đầu tư công nghệ & nguyên liệu sản xuất phù hợp, dẫn đến nước sinh hoạt bị nhiễm tạp chất nguy hiểm thông qua đường dẫn sen vòi. Còn bề mặt thì rất chóng xỉn màu, rỗ lớp phủ, bay mất độ bóng sáng cần có.
Chính vì thế, dù đã có lõi catridge cao cấp của Châu Âu, nhưng mới đây, Viglacera đã bổ sung vào hệ thống thêm một thiết bị công nghệ phủ PVD bề mặt - một giải pháp công nghệ bảo vệ về mặt ứng dụng nguyên tắc lắng đọng hơi vật lý thân thiện môi trường.
Đây là một giải pháp phủ bề mặt sản phẩm với công nghệ sạch, hay còn gọi là phương pháp phủ chân không, với sự hợp tác giữa Viglacera với hãng công nghệ Protec Surface Technologies của Italy. Cách thức này loại bỏ việc trực tiếp phun hóa chất vào không khí.
Công nghệ này tạo ra “cơ chế” bảo vệ bề mặt sen vòi cao cấp nhất thế giới hiện nay, tạo nên độ bền vượt trội. Lớp phủ PVD có độ cứng gấp 3 lần so với Crom, có khả năng chống xước, chịu mài mòn, kháng nhiệt cao. Việc tạo nên “vẻ đẹp bền bỉ vượt thời gian” là điều hoàn toàn trong khả năng của chính dây chuyền công nghệ hiện đại. Nói nôm na, việc làm sạch sen vòi trở nên dễ dàng, còn khả năng tự bay màu, ố màu, rỗ bề mặt sẽ bị ngăn chặn một cách hoàn toàn tự nhiên.
Màu sắc đa dạng và sang trọng của lớp mạ PVD còn mở ra các sáng tạo kiến trúc tổng thể, kết nối với các thiết bị nội thất và vệ sinh khác trong phòng tắm, phòng bếp…, đáp ứng mọi phong cách thiết kế từ cổ điển cho đến hiện đại.
Sản phẩm sen vòi phủ PVD của Viglacera đáp ứng tiêu chuẩn RoHS của Châu Âu, cho thấy Viglacera tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về sử dụng các chất độc hại như chì, cadmium, các kim loại nặng khác, đúng với phương châm bảo đảm an toàn sức khỏe cao nhất cho người tiêu dùng.
Không chỉ phát triển hệ sinh thái VLXD xanh, đáp ứng tiêu chuẩn sống cao cấp, Viglacera còn chú trọng cung cấp các giải pháp đồng bộ với chi phí hợp lý, dịch vụ tư vấn bán hàng và hậu mãi, bảo hành thuận tiện.